Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì và cần lưu ý gì? TÌM HIỂU NGAY

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì là vấn đề quan tâm của không ít người bệnh. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng bệnh này nhưng loại thuốc nào tốt, liều dùng thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Vậy viêm mũi dị ứng nên uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả mọi người có thể tham khảo.

Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa bệnh phổ biến

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh hô hấp rất hay gặp, nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm. Bệnh thường khởi phát khi các yếu tố dị nguyên tấn công vào niêm mạc hô hấp, kích thích các phản ứng của hệ miễn dịch.

Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì là vấn đề quan tâm của nhiều người bệnh
Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì là vấn đề quan tâm của nhiều người bệnh

Khi các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn, hóa chất,… xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ có xu hướng tăng sản sinh kháng nguyên lgE trong huyết tương. Kháng nguyên tăng lên đột ngột hoạt hóa các tế bào gây viêm, đồng thời phóng thích chất trung gian dị ứng histamin ra khỏi phức hợp với protein. Histamin được phóng thích vào da và gây ra các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Do cơ chế khởi phát bệnh có liên quan đến yếu tố cơ địa nên sẽ khó có thể điều trị dứt điểm. Hầu hết những biện pháp đang được áp dụng chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng lâm sàng, ngăn ngừa bệnh tiến triển. Trong số những cách chữa viêm mũi dị ứng thì sử dụng thuốc Tây là phương pháp được áp dụng phổ biến, nhất là trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh. Vậy bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc Tây y thường được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh.

Thuốc kháng histamin H1 (dạng uống + xịt)

Thuốc kháng histamin H1 là loại thuốc giảm viêm mũi dị ứng rất hiệu quả. Mặc dù thuốc không trực tiếp ngăn chặn quá trình sản xuất histamine nhưng lại có khả năng ức chế hoạt động phóng thích histamin vào da và niêm mạc.

Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn có tác dụng cải thiện các triệu chứng ở đường hô hấp, mắt và da như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi, ngứa cổ họng,… Hiện thuốc kháng histamin H1 khá đa dạng nhưng tùy vào mức độ gây bệnh bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. 

Điểm trừ của những loại thuốc kháng histamin H1 trước đây là dễ gây buồn ngủ, làm giảm mức độ tập trung sau khi uống thuốc. Tuy nhiên, hiện nay những loại thuốc thế hệ mới ra đời đã giúp khắc phục được những nhược điểm này. Một số loại thuốc kháng histamin H1 thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

  • Thuốc thế hệ cũ: Alimemazin, Chlopheniramin, Cinnarizin, Dimenhydrinat, Diphenhydramin, Promethazin,…
  • Thuốc thế hệ mới: Fexofenadin, Acrivastine, Loratadin,…

Ngoài nhược điểm gây buồn ngủ thì trong quá trình sử dụng loại thuốc này còn gây ra một số tác dụng phụ khác như khô mắt, mờ mắt, khô miệng, chóng mặt… Vậy nên người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng những loại thuốc này.

Thuốc kháng histamin H1 là loại thuốc giảm viêm mũi dị ứng rất hiệu quả
Thuốc kháng histamin H1 là loại thuốc giảm viêm mũi dị ứng rất hiệu quả

Bị viêm mũi dị ứng nên uống thuốc gì? Hãy dùng thuốc co mạch (chống phù nề)

Đây cũng là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị viêm mũi dị ứng. Thuốc có tác dụng làm co mạch máu, làm giảm hiện tượng sung huyết mũi, cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ứ dịch… Với loại thuốc này, tùy vào mức độ xung huyết mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc dạng xịt, dạng uống hoặc dạng nhỏ. Cụ thế:

  • Thuốc co mạch dạng uống: Phenylephrine, Pseudoephedrine, Phenylpropanolamine… là những loại thuốc thường được dùng cho người trưởng thành, có tác dụng giúp giảm nhanh hiện tượng phù nề, ngạt mũi, khó thở… Mặc dù thuốc phát huy tác dụng nhanh chóng nhưng người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: đau thắt ngực, khó ngủ, chán ăn, nhịp tim tăng nhanh…Những người bị tiểu đường, cường tuyến giáp, đau thắt ngực, cao huyết áp thì không nên dùng thuốc co mạch.
  • Thuốc co mạch dạng xịt, nhỏ mũi: Trong những loại thuốc này thường chứa các hoạt chất Xylometazolin hoặc Naphazolin, có tác dụng giảm nhanh hiện tượng sung huyết, nghẹt mũi, ngứa mũi,… Tuy nhiên nếu dùng thuốc lâu dài có thể làm giảm hoặc mất tác dụng hoàn toàn, thậm chí gây ra phản ứng dội ngược, khiến cho tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy, với loại thuốc này người bệnh chỉ nên dùng tối đa 7 ngày/đợi và dùng kết hợp với thuốc kháng histamin H1.

Thuốc nhóm corticoid (dạng hít + xịt)

Viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì? Một số loại thuốc corticoid người bệnh có thể dùng bao gồm Beclomethason, Budesonid và Fluticason… Loại thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế ức chế hoạt động miễn dịch nên chúng có tác dụng kháng viêm và chống dị ứng mạnh. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và giảm mức độ hấp thu vào tuần hoàn máu thì chỉ nên dùng dạng hít hoặc xịt.

Các loại thuốc dạng hít, xịt rất tiện lợi cho người bệnh trong quá trình điều trị
Các loại thuốc dạng hít, xịt rất tiện lợi cho người bệnh trong quá trình điều trị

Ưu điểm của loại thuốc dạng xịt hay nhỏ mũi sẽ giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, đồng thời giúp cải thiện tình trạng khó thở do sung huyết mũi kéo dài. Nhược điểm của thuốc là gây ức chế hoạt động miễn dịch nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương. 

Các chuyên gia y tế cho biết lạm dụng thuốc có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch của niêm mạc hô hấp, làm tăng nguy cơ bội nhiễm nấm và vi khuẩn. 

Thuốc kháng sinh 

Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định trong trường hợp bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Để xây dựng phác đồ điều trị bằng thuốc kháng sinh thì bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy bệnh phẩm để xác định chủng vi khuẩn, nấm men gây bệnh.

Một số loại thuốc kháng sinh thường được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng gồm penicillin (Amoxicillin), kháng sinh chứa sulfur (Sulfamethoxazole, Trimethoprim), kháng sinh nhóm cephalosporin (Cefixim)… 

Với thuốc kháng sinh, để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý ngưng dùng thuốc hay thay đổi liều lượng khi chưa tham khảo tư vấn từ bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như phát ban, nổi mề đay, đau bụng, buồn nôn,…

Thuốc hạ sốt Paracetamol

Ở giai đoạn bệnh mới khởi phát người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như sốt hoặc đau đầu nhẹ, khi đó bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Paracetamol để cải thiện những triệu chứng này.

Paracetamol là loại thuốc tương đối an toàn, có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ tuy nhiên với những trường hợp có tiền sử nghiện rượu, thiếu máu nhiều lần thì nên thận trọng trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải như đau thượng vị, buồn nôn, khó tiêu, nổi ban da…

Amoxicillin là thuốc chữa viêm mũi dị ứng rất hiệu quả
Amoxicillin là thuốc chữa viêm mũi dị ứng rất hiệu quả

Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Thuốc xịt + nhỏ chứa NaCl 0.9%

Nếu người bệnh vẫn thắc mắc không biết viêm mũi dị ứng nên dùng thuốc gì thì hãy dùng NaCl 0.9%. Đây là loại thuốc được sử dụng để điều trị hầu hết các bệnh lý hô hấp trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng. Thuốc có tác dụng làm dịu niêm mạc mũi, giảm viêm và hỗ trợ dẫn lưu dịch tiết hô hấp. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng loại bỏ dị nguyên tích tụ trong niêm mạc hô hấp, cải thiện tình trạng kích thích và khô mũi.

Các loại thuốc xịt, thuốc nhỏ chứa NaCl 0.9% khá an toàn và lành tính, ít gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng nên có thể dùng cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú.

Trên đây là danh sách một số loại thuốc Tây thường được các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khuyên dùng điều trị viêm mũi dị ứng. Bên cạnh phương pháp này, người bệnh có thể cân nhắc điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y với những bài thuốc nam an toàn, hiệu quả. Hiện nay có khá nhiều bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng mang lại hiệu quả tích cực,  một trong số đó phải kể đến bài thuốc nam thuốc bí truyền 150 năm tuổi của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường.

Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc, truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh, Thầy thuốc nam tiêu biểu năm 2020) cho biết: “Theo quan niệm của Đông y, viêm mũi dị ứng theo mùa xuất phát từ sự hư tổn của phủ tạng và chính khí, tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài xâm nhập gây bệnh. Theo đó, để điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng theo mùa,  Đông y sẽ tập trung loại bỏ hoàn toàn căn nguyên, gốc rễ gây bệnh bên trong, đồng thời đẩy lùi, cải thiện triệu chứng bên ngoài và tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Hiểu rõ cơ chế trị bệnh đó, nhà thuốc nam Đỗ Minh từ 150 năm trước đã bào chế thành công bài thuốc đặc trị bệnh viêm mũi dị ứng với liệu trình điều trị gồm thuốc đặc trị bệnh và thuốc giải độc chống viêm với thành phần, công dụng, cách dùng như sau:

  • Công dụng: Khu phong tán hàn, giải độc tiêu viêm, hoạt huyết trục ứ,  bồi bổ tạng phủ, cân bằng âm dương trong cơ thể, nâng cao chức năng các tạng, phế, bổ gan, bổ thận, chống phù nề, chống viêm, giải thoát  các dịch mủ trong hốc xoang
  • Thành phần: Bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ các loại dược liệu sạch, gồm 40-50 cây thuốc quý như kim ngân hoa, ké đầu ngựa, bồ công anh, cây cỏ mực, sài đất, thục địa,… Tất cả những dược liệu này đều được thu hái tại 3 khu vườn thảo dược sạch của nhà thuốc ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Cũng chính việc chủ động nguồn dược liệu sạch nên bài thuốc chữa  viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường không chứa rác thuốc, không chứa tân dược, không chất bảo quản.
  • Liều dùng: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, sẽ có đơn thuốc phù hợp. Chẳng hạn như với người bệnh nhẹ có thể dùng 1-2 liệu trình; còn trường hợp bệnh nặng, thời gian dùng thuốc sẽ kéo dài hơn, khoảng 3-4 liệu trình.
Thuốc chữa viêm mũi dị ứng của dòng họ Đỗ Minh sẽ giúp điều trị triệt để các triệu chứng của bệnh
Thuốc chữa viêm mũi dị ứng của dòng họ Đỗ Minh sẽ giúp điều trị triệt để các triệu chứng của bệnh

Bài thuốc đặc trị viêm mũi dị ứng của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã từng được diễn viên Thanh Tú sử dụng. Sau 3 tháng dùng thuốc, bệnh viêm mũi mạn tính, viêm đa xoang của nữ diễn viên đã khỏi hoàn toàn. Lắng nghe chia sẻ của nữ diễn viên về bài thuốc viêm xoang, viêm mũi dị ứng Đỗ Minh TẠI ĐÂY

Đặc biệt, hiệu quả của bài thuốc viêm mũi, viêm xoang Đỗ Minh đã được chuyên gia giới thiệu trên chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” VTV2, số phát sóng ngày 29/2/2020.

Lưu ý khi sử dụng thuốc để điều trị viêm mũi dị ứng

Các loại thuốc kể trên đều cho tác dụng điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên để quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả như mong muốn, khi dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau: 

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được sử dụng thuốc tùy tiện, nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị bệnh hãy chủ động cách ly với yếu tố dị ứng và cải thiện sức khỏe để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu đồng thời giúp phòng ngừa bệnh tái phát.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc
  • Trong quá trình điều trị bệnh có thể dùng máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí hoặc áp dụng một số mẹo điều trị tại nhà như xông mũi với gừng tươi, tinh dầu tràm trà để cải thiện triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra.
  • Sau khi dùng thuốc nếu thấy bệnh không thuyên giảm hoặc phát sinh tác dụng phụ hãy  thông báo với nhân viên y tế để được thăm khám và xử lý đúng cách.

Trên đây là các loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng thường được bác sĩ chỉ định. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, đã giúp người bệnh biết được viêm mũi dị ứng uống thuốc gì, từ đó lựa chọn được loại thuốc phù hợp để cải thiện những triệu chứng khó chịu bản thân đang gặp phải.

Viêm xoang, Viêm mũi Đỗ Minh
Giải pháp số 1 cho người bệnh
  • Bí quyết gia truyền 3 thế kỷ
  • 100% thảo dược sạch hữu cơ
  • Điều trị tận gốc, hiệu quả vượt bậc
  • Thăm khám, tư vấn MIỄN PHÍ
0984 650 816 0932 088 186
Viêm mũi dị ứng theo mùa
Viêm mũi dị ứng theo mùa nguyên nhân do đâu? Cách xử lý thế nào? [ĐỌC NGAY]

Nội dung chínhViêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa bệnh phổ biếnThuốc kháng histamin H1 (dạng uống + xịt)Bị viêm mũi dị ứng nên uống thuốc gì? Hãy dùng thuốc co...

Cách chữa viêm mũi dị ứng
Cách chữa viêm mũi dị ứng an toàn, hiệu quả THAM KHẢO NGAY

Nội dung chínhViêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa bệnh phổ biếnThuốc kháng histamin H1 (dạng uống + xịt)Bị viêm mũi dị ứng nên uống thuốc gì? Hãy dùng thuốc co...

Viêm mũi dị ứng có thể gặp ở mọi dối tượng và lứa tuổi khác nhau
Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Nội dung chínhViêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa bệnh phổ biếnThuốc kháng histamin H1 (dạng uống + xịt)Bị viêm mũi dị ứng nên uống thuốc gì? Hãy dùng thuốc co...

[GÓC CHIA SẺ] Nhờ bài thuốc này mà bệnh viêm mũi dị ứng 10 năm của tôi hoàn toàn bay biến

Nội dung chínhViêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa bệnh phổ biếnThuốc kháng histamin H1 (dạng uống + xịt)Bị viêm mũi dị ứng nên uống thuốc gì? Hãy dùng thuốc co...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?