Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Viêm mũi dị ứng là một trong các bệnh lý về hô hấp có tỷ lệ mắc cao ở nước ta. Vậy, bệnh lý này là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết ra sao và đâu là cách điều trị hiệu quả nhất. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh này và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Viêm mũi dị ứng là gì? Đối tượng thường mắc
Viêm mũi dị ứng tiếng Anh là gì? Bệnh viêm mũi dị ứng trong tiếng Anh gọi là allergic rhinitis. Allergy có nghĩa là dị ứng (theo tiếng Hy Lạp: allos có nghĩa là khác lạ) và erg (ergon) cũng có nghĩa là khác lạ. Vì vậy, có thể hiểu viêm mũi dị ứng là phản ứng khác lạ của cơ thể với một số yếu tố dẫn đến những phản ứng quá mẫn cảm của cơ thể con người.
Hiểu một cách đơn giảm, bệnh là tình trạng tổn thương niêm mạc vùng mũi, viêm, sưng tấy do nhiều tác nhân khác nhau gây ra. Các triệu chứng bệnh gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Có 2 dạng viêm mũi dị ứng thường gặp là:
- Viêm theo mùa: Đây là trường hợp người bệnh mắc bệnh theo mùa nhất là gió mùa, mang theo không khí lạnh,phấn hoa dễ gây dị ứng hay các loại cây cỏ mọc vào những mùa nhất định. Các triệu chứng chỉ xuất hiện ở 1 mùa nhất định trong năm và tự biến mất khi chuyển sang mùa khác.
- Viêm quanh năm: Đây là trường hợp người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây viêm mũi trong thời gian dài và các triệu chứng thường xuất hiện ở tất cả các thời điểm trong năm.
Viêm mũi dị ứng là bệnh có thể xảy ra ở rất nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó có tới 8% người trưởng thành mắc phải căn bệnh này. Độ tuổi phổ biến nhất dao động từ 21 – 45 tuổi. Ở trẻ nhỏ thì nguy cơ mắc bệnh thấp hơn so với người trưởng thành.
Tại sao bị viêm mũi dị ứng?
Bệnh viêm mũi dị ứng thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ quan và khách quan dưới đây:
- Thời tiết
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây ra bệnh viêm mũi cũng như nhiều bệnh lý về hô hấp khác. Trong giai đoạn giao mùa, những thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm khiến cho niêm mạc, các tế bào xoang, khoang mũi bị viêm, sưng và dẫn đến bệnh lý.
Đồng thời, thời tiết thất thường cũng là yếu tố gây suy yếu hệ miễn dịch tự nhiên, khiến các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể hơn bình thường.
- Các yếu tố dị ứng
Các yếu tố dị ứng trong môi trường rất đa dạng như khói bụi, chất thải công nghiệp, khói thuốc lá, phấn hoa, bào tử, vi nấm, lông vật nuôi, một số loại côn trùng,… Đây là các tác nhân dị ứng mà con người thường chủ quan, ít có biện pháp đề phòng nhất.
Ngoài ra, một số yếu tố dị ứng khác được chúng ta vô tình đưa vào cơ thể thông qua thức ăn, thuốc uống, thuốc điều trị, kháng sinh,…
- Một số yếu tố bên trong
Các yếu tố có thể khiến cơ thể phát sinh bệnh viêm mũi dị ứng là cơ địa, di truyền, các bệnh lý ảnh hưởng đến miễn dịch, dị tật bẩm sinh ở vùng mũi,… Thống kê có đến khoảng 60% trường hợp bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc các vấn đề về dị ứng dễ bị bệnh về hô hấp hơn so với những đối tượng khác. Trường hợp người bệnh bị dị tật đường mũi như hẹp vách ngăn, có polyp, một số biến dạng cấu trúc,… cũng là đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh viêm mũi dị ứng cao.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng triệu chứng thường dễ dàng nhận biết như sau:
- Ngứa mũi: Ngứa mũi xảy ra khi các niêm mạc mũi có sự xâm nhập của vi khuẩn hay các yếu tố kích ứng, dị ứng. Đây là một trong những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của bệnh và thường kèm theo hắt hơi.
- Hắt hơi: Hắt hơi được cho là phản xạ tự nhiên của cơ thể khi có các vấn đề về hô hấp nhằm đẩy các tác nhân gây kích ứng vùng mũi họng ra khỏi khoang mũi. Hắt hơi khi bị viêm mũi dị ứng thường là một tràng liên tục, kéo dài nhiều phút và lặp lại nhiều lần trong ngày. Triệu chứng này tương đối giống các dấu hiệu của bệnh cảm cúm thông thường, do đó nhiều bệnh nhân dễ nhầm lẫn.
- Chảy nước mũi: Chảy nước mũi thường xuất hiện sau hoặc cùng lúc với triệu chứng hắt hơi. Tình trạng này cũng khá giống nhiều bệnh hô hấp, tai mũi họng khác. Tuy nhiên, khi viêm mũi dị ứng thường chảy nước mũi ở cả hai bên, màu trong suốt và không có mùi bất thường như một số bệnh lý khác.
- Tắc ngạt mũi: Đây là dấu hiệu thường xảy ra một thời gian sau quá trình chảy nước mũi. Khi nước mũi chảy nhiều sẽ dẫn đến phù nề niêm mạc mũi gây ra ngạt mũi ở một hoặc cả hai bên. Vì vậy viêm mũi dị ứng gây khó thở, ngạt thở, khiến người phải thở bằng đường miệng.
- Đau đầu, mệt mỏi: Quá trình lưu thông không khí vào hệ hô hấp và lưu thông lên não bị ảnh hưởng dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi, uể oải, nhức đầu, đau mắt. Các triệu chứng này ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động và cuộc sống của bệnh nhân. Trong một số trường hợp triệu chứng bệnh còn có thể ảnh hưởng đến các xoang vùng mặt, gây ra những cơn đau xoang.
Viêm mũi dị ứng nguy hiểm như thế nào? Có chữa được không?
Viêm mũi dị ứng để lâu có sao không? Viêm mũi dị ứng gây ho, mệt mỏi, ăn không ngon, mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Nếu tình trạng này để lâu ngày thì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng nhiễm trùng: Khi không được điều trị dứt điểm dẫn tới ổ vi khuẩn nhanh chóng di chuyển sang khu vực xung quanh gây ra viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi,…
- Đau đầu, sưng mí mắt, suy giảm thị lực: Bệnh viêm mũi dị ứng gây thâm mắt, đau đầu,, giảm trí nhớ, giảm thị lực,… nếu bệnh lâu ngày không được điều trị tận gốc.
- Viêm não, nhiễm trùng huyết và áp-xe hậu nhãn cầu: Đây là các biến chứng nguy hiểm có nguy cơ tử vong và thường xảy ra đối với trẻ em, người có sức đề kháng kém.
- Biến chứng viêm thận: Biến chứng này có thể xảy ra ở một số trường hợp bị viêm mũi dị ứng.
Các biến chứng bệnh rất nguy hiểm, đặc biệt là có thể ảnh hưởng đến não nên người bệnh không nên chủ quan. Tuy nhiên, bệnh có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân phát hiện sớm và có giải pháp can thiệp kịp thời.
Chẩn đoán viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng phải làm sao? Sau khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương hướng trị bệnh tốt nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân và dấu hiệu bệnh theo các bước sau:
- Chẩn đoán lâm sàng: Dựa trên các triệu chứng như: có thường xuyên bị ngứa mũi, nhảy mũi, chảy mũi nhất là vào buổi sáng hay không. Tháp mũi có bị sung huyết, sàn mũi nhiều nhầy trong, niêm mạc mũi nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề, có ánh tím hay không.
- Thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng: Các xét nghiệm chỉ định để chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng viêm mũi dị ứng chính xác nhất là: Xét nghiệm test lẩy da, rạch da, dùng dị nguyên kích thích trực tiếp,…
Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân và tình trạng bệnh. Từ đó căn cứ và cơ địa và một số yếu tố khách quan giúp định hướng người bệnh điều trị theo phương pháp phù hợp.
Điều trị viêm mũi dị ứng
Có rất nhiều cách điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng, như dùng mẹo dân gian, thuốc Tây y, thuốc Đông y,… Tùy theo triệu chứng, tình trạng và cơ địa, người bệnh có thể áp dụng một trong các cách trị bệnh sau:
Sử dụng mẹo dân gian
Trong dân gian có thể áp dụng một số cách trị viêm mũi dị ứng hiệu quả như:
Sử dụng tỏi
Theo dân gian, tỏi là loại củ có tác dụng cải thiện viêm nhiễm, giúp sát khuẩn hiệu quả. Cách dùng tỏi giảm triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng như sau: Lấy 2 – 3 tép tỏi đem giã nát rồi ngâm với mật ong. Sau đó, dùng bông gòn thấm dung dịch đặt vào mũi, mỗi ngày áp dụng khoảng 2 – 3 lần sẽ có tác dụng.
Sử dụng cây ngũ sắc
Cây ngũ sắc có chứa các thành phần giúp cải thiện một số vấn đề viêm sưng, làm sạch gàu. Cách sử dụng như sau: Lấy hoa ngũ sắc kết hợp với lá khế, lá bạc hà sau đó nghiền nát rồi gói các nguyên liệu đã nghiền vào gạc. Dùng gạc chứa dược liệu nút vào lỗ mũi ở từng bên, mỗi bên khoảng 15 phút để cải thiện tình trạng bệnh.
Sử dụng ké đầu ngựa
Ké đầu ngựa có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, giảm ho, chống dị ứng, ức chế miễn dịch rất tốt. Cách sử dụng chữa viêm mũi dị ứng như sau: Lấy ké đầu ngựa phơi khô, rồi đem tán thành bột mịn. Sau đó hoà bột này với nước để uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần hoà khoảng 3g. Kiên trì trong khoảng 2 tuần các triệu chứng bệnh nhanh chóng suy giảm.
Các mẹo dân gian trên đây rất dễ thực hiện nên người bệnh có thể áp dụng để giảm triệu chứng bệnh ngay tại nhà. Tuy nhiên, công dụng của các cách này rất nhẹ, nên phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, Khi tình trạng viêm trở nên nặng hơn, cách trị bệnh này hoàn toàn không mang lại hiệu quả khi đó người bệnh nên tìm kiếm phương pháp điều trị khác.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Các dạng thuốc Tây được chỉ định chữa bệnh viêm mũi dị ứng gồm loại dùng uống, dạng xịt và dạng nhỏ mũi. Các nhóm thuốc được dùng phổ biến như:
- Nhóm thuốc Decongestants: Tác dụng chính của nhóm thuốc này giúp thông mũi, giảm bớt áp lực lên khu vực tai, mũi, xoang,…Đây là nhóm thuốc thường được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn, không quá 3 ngày.
- Nhóm thuốc kháng Histamin: Nhóm thuốc có tác dụng cắt cơn dị ứng ở những bệnh nhân dị ứng nói chung và viêm mũi dị ứng nói riêng nhanh chóng. Nhóm thuốc này dễ để lại tác dụng phụ nhất, vì vậy người bệnh cần chú ý sử dụng đúng liều lượng quy định.
- Nhóm thuốc xịt, nhỏ mũi: Thành phần chính của nhóm này là corticosteroid có tác dụng chống viêm và đáp ứng miễn dịch từ đó giảm các triệu chứng ngứa ngáy, chảy mũi, tắc mũi,…Nhóm thuốc này có thể dùng kèm theo các loại thuốc khác theo chỉ định để tăng hiệu quả.
- Thuốc chống dị ứng dạng tiêm: Nhóm thuốc này thường ít được sử dụng, chủ yếu dùng cho trường hợp nặng, hoặc dùng các loại thuốc khác mà không mang lại hiệu quả.
- Áp dụng liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT): Liệu pháp miễn dịch đặt dưới lưỡi chỉ được chỉ định trong những trường hợp cần kiểm soát các triệu chứng kích ứng dị ứng.
Thuốc Tây y mang lại hiệu quả giảm viêm mũi dị ứng nhanh chóng ngay sau khi dùng. Tuy nhiên khi lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho gan, thận, dạ dày. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Sử dụng thuốc Đông y
Thuốc Đông y được cho là an toàn, không để lại tác dụng phụ cho cơ thể người bệnh sau một thời gian dài sử dụng. Chính vì vậy, khi bệnh nhân dùng thuốc Đông y trong khoảng 10 – 20 ngày các triệu chứng viêm mũi dị ứng bệnh học sẽ giảm dần. Đặc biệt, các bài thước này còn giúp nâng cao sức khỏe, điều trị bệnh từ căn nguyên nên ngăn ngừa tái phát bệnh hiệu quả.
Một số bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị tình trạng bệnh hiệu quả, người bệnh nên tham khảo như sau:
Bài thuốc 1: Chữa bệnh thể phong hàn phạm phế
Bệnh thể phong hàn phạm phế có dấu hiệu nhận biết như ngứa mũi, hắt hơi liên tục, chảy nhiều nước mũi, xuất hiện các cơn ớn lạnh. Để điều trị, người bệnh nên áp dụng bài thuốc đơn giản sau:
Chuẩn bị: 12g ké đầu ngựa, 6g quế chi, 10g bạch chỉ, 10g kinh giới, 12g lá bèo cái, 8g thông bạch, 6g gừng tươi, 10g mã đề cùng với 3 quả đại táo.
Cách dùng: Rửa sạch sau đó cho tất cả các vị thuốc vào sắc cùng 600ml nước, trên lửa nhỏ đến khi còn 300ml thì tắt bếp. Chắt phần nước thuốc, uống làm 2 lần uống trước mỗi bữa ăn và uống khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt hơn.
Bài thuốc 2: Chữa bệnh thể phong nhiệt phạm phế
Đối với thể bệnh này, các triệu chứng thường gặp gồm: hắt hơi, ngứa mũi, nước mũi màu vàng nhạt, chảy mũi nhiều hơn đặc biệt khi trời nắng nóng, nghẹt mũi, suy giảm chức năng khứu giác, cơ thể ra nhiều mồ hôi, đau đầu,… Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng thể phong nhiệt phạm phế sử dụng như sau:
Chuẩn bị:
- Kim ngân hoa, ké đầu ngựa, bồ công anh (hoặc sài đất), rau diếp cá mỗi loại từ 10 – 12g.
- Lá dâu, cúc tần, mã đề, cam thảo nam, kinh giới mỗi loại từ 8 – 10g.
- Cùng với bạc hà từ 6 – 8g.
Cách dùng: Đem tất cả dược liệu sắc cùng 750ml nước cho đến khi cô đặc còn 300ml thì tắt bếp.
Chắt lấy nước thuốc chia làm 2 phần để uống trước mỗi bữa ăn. Người bệnh nên để thuốc nguội hẳn rồi uống để có hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc 3: Thuốc trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng dòng họ Đỗ Minh Đường
Đây là bài thuốc gia truyền 150 năm tuổi của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường chúng tôi. Bài thuốc được nghiên cứu và bào chế từ những năm 1860 bởi cố lương y Đỗ Minh Tư (người đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp chữa bệnh của dòng họ Đỗ Minh). Ông đã vận dụng tốt kiến thức y học được truyền dạy bởi các danh y triều đình, kết hợp với việc đọc nhiều tài liệu y học cổ để tạo nên bài thuốc viêm mũi dị ứng gia truyền của dòng họ.
Đến nay, bài thuốc viêm mũi dị ứng Đỗ Minh đã được truyền đến tay truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh – lương y Đỗ Minh Tuấn (hiện là GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020). Với vốn kiến thức uyên thâm về y học đồng thời được đích thân bà cô của mình là cố lương y Đỗ Thị Hiển (truyền nhân đời thứ 4 dòng họ Đỗ Minh), lương y Tuấn đã tối ưu, hoàn thiện và phát triển bài thuốc này.
Bài thuốc viêm mũi dị ứng Đỗ Minh gồm 2 loại thuốc đặc trị bệnh và thuốc giải độc chống viêm. Ngoài thuốc dạng sắc bốc theo thang, hiện tại bài thuốc còn được nhà thuốc chúng tôi bào chế thành dạng thức hiện đại gồm thuốc xịt, viên uống và cao đặc. Nhờ dạng thức hiện đại, người bệnh khi sử dụng không cần mất thời gian đun sắc.
Bài thuốc là sự hòa trộn của gần 50 loại dược liệu quý, chẳng hạn như bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, cỏ mực, thục địa, đẳng sâm,… Những vị thuốc này hiện được nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi ươm trồng tại 3 vườn dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội).
Chúng tôi cam kết bài thuốc viêm mũi dị ứng Đỗ Minh không chứa rác thuốc, dược liệu bẩn trôi nổi trên thị trường. Đặc biệt chúng tôi không trộn lẫn tân dược hay chất bảo quản, nhờ đó bài thuốc đảm bảo an toàn, lành tính cho mọi đối tượng người bệnh, kể cả bà bầu, trẻ em, phụ nữ đang cho con bú hay người mắc bệnh lý nền là tiểu đường, dạ dày,…
Các dược liệu sau khi thu hái sẽ được sơ chế, bảo quản và hòa trộn với nhau theo TỶ LỆ VÀNG BÍ TRUYỀN. Trải qua quy trình bào chế khép kín suốt 48h, liệu trình bài thuốc viêm mũi dị ứng Đỗ Minh sẽ ra đời. Tuân thủ đúng cơ chế điều trị bệnh tận gốc của YHCT, bài thuốc cho tác dụng:
Từ khi ra đời đến nay, bài thuốc viêm mũi dị ứng dòng họ Đỗ Minh đã giúp hàng ngàn bệnh nhân khỏi bệnh, điển hình trong đó là trường hợp của diễn viên Thanh Tú (Gặp nhau cuối tuần). Nữ diễn viên bị viêm mũi dị ứng từ thời con gái, do không điều trị dứt điểm nên bệnh tiến triển thành viêm đa xoang. Sau khi được lương y Tuấn thăm khám và tư vấn dùng thuốc, sau 3 liệu trình bài thuốc viêm xoang, viêm mũi Đỗ Minh, hiện tại bệnh của diễn viên Thanh Tú đã khỏi hẳn. Không chỉ khỏi viêm mũi, viêm xoang, sức đề kháng của cô cũng tốt lên nhiều.
Video DV Thanh Tú review bài thuốc viêm xoang, viêm mũi dị ứng Đỗ Minh
Viêm mũi dị ứng nên ăn gì? Kiêng gì?
Chế độ ăn uống rất quan trọng, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục tình trạng viêm mũi dị ứng. Để việc điều trị bệnh thuận lợi và nhanh đạt hiệu quả, người bệnh cần bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
- Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng làm giảm nồng độ histamin, đồng thời hỗ trợ tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Do đó, người bệnh khi bị viêm mũi dị ứng không nên bỏ qua các loại thực phẩm sau: Ớt chuông, súp lơ xanh, bưởi, khế, cherry, dâu tây, kiwi, cam, táo,….
- Thực phẩm giàu Omega-3: Omega – 3 là chất có khả năng ngăn ngừa sưng tấy trên đường hô hấp do dị ứng và giảm nguy cơ dị ứng phát triển. Do đó người bệnh nên bổ sung omega – 3 tự nhiên trong các thực phẩm như cá hồi, cá mòi, cá nục,…
- Thực phẩm có tính ấm: Theo y học bệnh viêm mũi dị ứng do phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ướt) gây nên, vì vậy để trị bệnh cần bổ sung các thực phẩm có tính ấm để giúp lưu thông đường thở và loại trừ phong hàn ra khỏi cơ thể. Người bệnh có thể thường xuyên sử dụng trà gừng, trà hoa cúc, trà xanh, trà hoa hồng,… trong quá trình trị bệnh.
- Các loại hạt: Các loại hạt chứa nhiều vitamin E và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và giảm nhiễm trùng hô hấp hiệu quả. Do đó, người bệnh nên bổ sung thêm các loại hạt trong bữa ăn thường nhật của mình.
- Thực phẩm nhiều kẽm: Kẽm là chất giúp hỗ trợ quá trình tăng tế bào chống miễn dịch hiệu quả. Vì vậy, khi bị viêm mũi dị ứng người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm nhiều kẽm như: Rau chân vịt, nấm, yến mạch, lòng đỏ trứng,…
Bên cạnh đó, một số thực phẩm cần tránh sử dụng khi bị viêm mũi dị ứng là:
- Kiêng thực phẩm có tình hàn: Nhóm thực phẩm có tính hàn này sẽ khiến cho triệu chứng của bệnh nặng hơn. Do đó, người bệnh cần tránh sử dụng các loại hải sản như: Tôm, cua, ốc, mực, hải sâm,…
- Kiêng đồ uống có cồn: Đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, ức chế chất chống oxy hóa, tăng histamin. Từ đó, các chất nhầy trong niêm mạc mũi cũng tăng lên, khiến cho tình trạng bệnh tình nặng hơn.
- Kiêng đồ ăn, đồ uống lạnh: Đồ ăn, đồ uống lạnh sẽ khiến các cơn hắt xì xuất hiện liên tục từ đó kích thích các cơn co thắt phế quản dẫn tới gây ho nhiều hơn và tăng tiết chất nhầy ở đường hô hấp.
Khám viêm mũi dị ứng ở đâu?
Một số địa chỉ uy tín, được trang bị cơ sở vật chất và có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao trong khám chữa bệnh viêm mũi dị ứng là:
Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai
Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng của bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ thăm khám và tư vấn điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng. Trung tâm được đầu tư trang thiết bị và ứng dụng kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trị bệnh. Bên cạnh đó, đây là địa chỉ được nhiều bệnh nhân tìm đến do có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và luôn nhiệt tình với bệnh nhân.
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại liên hệ: 024 38 693 731 (6722).
Nhà thuốc Đông y gia truyền Đỗ Minh Đường
Đỗ Minh Đường là một trong số ít các phòng chẩn trị YHCT có lịch sử lâu đời. Nhà thuốc quy tụ đội ngũ lương y, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và luôn tâm huyết với nghề. Với tôn chỉ “Vì bệnh nhân tận tâm phục vụ”, họ luôn coi bệnh nhân như chính người thân của mình để thăm khám và tư vấn một cách tận tình, cẩn thận nhất.
Mọi thông tin của bệnh nhân sẽ được nhà thuốc bảo mật hoàn toàn. Nhà thuốc có dịch vụ thăm khám và tư vấn MIỄN PHÍ cho tất cả người bệnh. Với bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi sẽ có chính sách giảm chi phí điều trị. Nếu người bệnh ở xa không có điều kiện đến tận nhà thuốc lấy thuốc, chúng tôi cũng có dịch vụ gửi thuốc qua đường bưu điện cho mọi người.
Với những giá trị tốt đẹp đã mang đến cho nền y học cổ truyền nước nhà, nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi ngày càng được bệnh nhân và chuyên gia đánh giá cao. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như danh hài Xuân Hinh, Dv Hoa Thúy, Dv Lê Bá Anh, Dv Nguyệt Hằng,….
Đội ngũ lương y, bác sĩ của Đỗ Minh Đường cũng thường xuyên được các chương trình sức khỏe mời đến tham gia với vai trò cố vấn chuyên môn, ví dụ như chương trình Khỏe thật đơn giản – VTV2, Góc nhìn người tiêu dùng – VTC2, Sống khỏe mỗi ngày – VTV2,…
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình
- Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 0984 650 816 – 0932 088 186
- Website: https://dominhduong.org/
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong hoặc https://www.facebook.com/thaythuocdominhtuan
Bệnh viện Tai – Mũi – Họng TP. HCM
Bệnh viện được xem địa chỉ thăm khám viêm mũi dị ứng chuyên khoa đầu ngành của khu vực phía Nam. Nằm trong trung tâm thành phố nên việc di chuyển đến bệnh viện để thăm khám và điều trị bệnh rất thuận tiện.
- Địa chỉ: Số 155B Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại liên hệ: 08 3843 9692 hoặc 08 3931 7381.
Khoa tai mũi họng của bệnh viện Đại học Y dược TP HCM
Đây là một địa chỉ được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn để tiến hành thăm khám và chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng. Khoa tai mũi họng của bệnh viện Đại học Y dược là nơi quy tụ rất nhiều thầy thuốc, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám và chữa bệnh. Bên cạnh đó, khoa khám bệnh này cũng luôn được tập trung đầu tư và cải tiến các trang thiết bị hiện đại giúp thăm khám chính xác và điều trị đạt hiệu quả tối ưu.
- Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại liên hệ: 0283 8554 26
Khoa tai mũi họng của bệnh viện Nhân dân 115
Khoa tai mũi họng của bệnh viện Nhân dân 115 là một trong những địa chỉ thăm khám và chữa bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả, người bệnh có thể lựa chọn. Khoa được đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ y bác sĩ có kiến thức chuyên sâu và tay nghề cao.
- Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại liên hệ: 028 3865 4249.
Phòng bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả
Viêm mũi dị ứng có thể phòng ngừa như sau:
- Không nên nuôi chó, mèo ở trong nhà vì lông của chúng có thể là tác nhân gây dị ứng. Bên cạnh đó, những người có nguy cơ mắc bệnh cao cần hạn chế tiếp xúc đến chúng ở mức tối đa.
- Thường xuyên thay giặt chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc nệm giúp hạn chế sự tồn tại và tạo điều kiện cho một số ký sinh trùng phát triển gây bệnh.
- Vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, nên để cửa thông thoáng cho ánh nắng chiếu vào để tránh bị ẩm ướt, khiến nấm mốc phát triển.
- Cần thường xuyên vệ sinh cơ thể nhất là răng miệng hàng ngày.
- Không nên sử dụng thuốc lá, thuốc lào vì chúng có thể khiến hệ hô hấp suy yếu và tạo cơ hội cho tác nhân gây bệnh xâm nhập.
- Tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho bản thân như hải sản.
- Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, nếu đi ra ngoài cần đeo khẩu trang để bảo vệ cơ thể.
Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp do rất nhiều yếu tố khách quan khác nhau. Do đó, bạn cần chú ý xây dựng cho mình thói quen sinh hoạt khoa học để tránh nguy cơ mắc bệnh.
- Bí quyết gia truyền 3 thế kỷ
- 100% thảo dược sạch hữu cơ
- Điều trị tận gốc, hiệu quả vượt bậc
- Thăm khám, tư vấn MIỄN PHÍ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!