Viêm xoang nhức đầu không? Cách nhận biết bệnh chính xác

5/5 - (2 bình chọn)

Viêm xoang nhức đầu được cho là một trong các tình trạng bệnh xoang thường gặp phải. Vậy, nhức đầu do viêm xoang có điểm gì khác cơn nhức đầu thông thường? Người bệnh theo dõi bài viết dưới đây để biết cách phân biệt chính xác từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Viêm xoang nhức đầu là gì?

Viêm xoang nhức đầu là tình trạng bệnh viêm xoang thường kèm theo các cơn đau đầu. Khi đó, người bệnh sẽ luôn cảm nhận được áp lực từ xoang lan ra khu vực quanh mắt, sau đó là má và vùng trán. Cơn đau nhức đầu có thể xuất hiện rải rác, hoặc xuất hiện liên tục với tần suất dày đặc.

Viêm xoang dẫn đến đau đầu có dấu hiệu nhận biết khá giống so với tình trạng đau đầu do một số bệnh lý khác. Theo thống kê, có đến 50% các trường hợp bị chẩn đoán nhầm lẫn giữa hai tình trạng đau đầu này.  

Nhức đầu là dấu hiệu có thể gặp ở bệnh nhân bị viêm xoang
Nhức đầu là dấu hiệu có thể gặp ở bệnh nhân bị viêm xoang

Tuy nhiên, để phân biệt 2 cơn đau đầu có thể dựa vào một số điểm sau:

  • Đau đầu vì viêm xoang xuất phát từ nguyên nhân chính là niêm mạc trong xoang bị phù nề. Khi các chất nhầy, dịch mủ, không khí bị kẹt trong xoang dẫn đến tình trạng tắc nghẽn và gây đau đầu. Ở trường hợp này, người bệnh thường cảm nhận được các cơn đau gia tăng khi bạn nằm hay cúi đầu về phía trước hoặc vào thời điểm sáng sớm.
  • Đau đầu do bệnh lý khác thường không kèm theo dịch nhầy đặc ở mũi hoặc giảm chức năng khứu giác. Tình trạng này thường kèm theo các triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng hoặc tiếng ồn,…

Dấu hiệu nhận biết tình trạng đau đầu vì viêm xoang

Đau đầu là triệu chứng điển hình nhất khi người bệnh bị viêm xoang nhức đầu. Các cơn đau này thường xuất phát từ vùng trán sau đó lan rộng đến má, thái dương, đỉnh đầu và sau gáy. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy nặng nề tại những vị trí có hốc xoang như quanh mắt, quanh trán và vùng má. Cơn đau ban đầu sẽ âm ỉ, khi bệnh tiến triển nặng thì tần suất cũng ngày càng nhiều và nặng hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng xuất hiện kèm theo các triệu chứng xoang thường gặp khác như:

  • Nghẹt mũi, khó thở: Đây là tình trạng vùng xoang bị viêm gây phù nề khiến cho dịch nhầy không lưu thông và cản trở hô hấp.
  • Có cảm giác chóng mặt, ù tai, suy giảm thị giác.
  • Người bệnh có thể gặp phải các tình trạng sốt nhẹ hoặc sốt cao kèm cảm giác ớn lạnh.

Qua các dấu hiệu trên, người bệnh có thể dễ dàng xác định được nguyên nhân và tình trạng bệnh mình đang gặp phải. Tuy nhiên, nếu không áp dụng biện pháp điều trị kịp thời các triệu chứng này sẽ dẫn đến một số biên chứng nguy hiểm. Người bệnh bị đau đầu do viêm xoang có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh lâu ngày dẫn đến viêm đa xoang hoặc viêm xoang mãn tính.
  • Có nguy cơ gặp phải các bệnh lý viêm nhiễm ở cơ quan tai mũi họng như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm mũi,…
  • Biến chứng về mắt có thể gặp phải là áp-xe mí mắt, viêm túi lệ, viêm thần kinh thị giác, suy giảm thị lực, mù lòa,…
  • Gây tổn thương đến vỏ não hoặc biến chứng lên não như áp xe đại não, viêm màng não,…

Tại sao viêm xoang gây nhức đầu?

Viêm xoang gây đau đầu thường do một số nguyên nhân cơ bản sau:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm: Nấm và vi khuẩn xâm nhập sau đó chúng tấn công màng lót xoang gây sưng và viêm. Khi niêm mạc bị sưng lên dẫn đến tình trạng viêm xoang nhức đầu. 
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm: Trường hợp này gặp nhiều ở những bệnh nhân bị cảm lạnh, hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho nấm, khi khuẩn phát triển đến lỗ xoang gây bệnh.
  • Các vấn đề về tổ chức trong khoang mũi, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm xoang mũi nhức đầu.
  • Khi niêm mạc sưng, viêm, lỗ xoang bị bịt kín, dịch mũi tiết nhiều gây ứ đọng và tạo áp lực lên thành xoang. Hậu quả người bệnh sẽ phải chịu các cơn đau quanh vùng hốc xoang, đặc biệt là trán.
  • Niêm mạc bị sưng, viêm, từ đó chèn ép lên dây thần kinh số 5 từ đó chi phối nhánh vận động cơ nhai, cắn, cơ thái dương. Khi bị chèn ép nặng, người bệnh sẽ bị đau ở vùng thái dương và 2 bên má.
Viêm xoang nhức đầu có thể do vi khuẩn hoặc nấm gây ra
Viêm xoang nhức đầu có thể do vi khuẩn hoặc nấm gây ra

Chẩn đoán bệnh viêm xoang gây nhức đầu

Viêm xoang đau nhức đầu có dấu hiệu rất giống với các loại viêm xoang thông thường. Do đó, nếu người bệnh không xác định chính xác được bệnh tình nên tìm đến cơ sở y tế để thăm khám. Tại đây các bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp giúp chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh như sau:

  • Tìm hiểu triệu chứng: Bác sĩ tiến hành đặt câu hỏi cho bệnh nhân về tình trạng sức khỏe gần đây, nhất là có bị cảm lạnh hay dị ứng hay không. Từ đó xác định một số dấu hiệu lâm sàng bệnh.
  • Kiểm tra thể chất: Phương pháp kiểm tra này giúp bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe của người bệnh.
  • Nội soi mũi: Bác sĩ dùng đèn nội soi để kiểm tra mũi xem trạng thái màu sắc, độ cứng và loãng của dịch mũi.
  • Xét nghiệm kiểm tra dịch nhầy trong mũi: Mục đích giúp xác định nguyên nhân gây bệnh có phải do nấm và vi khuẩn hay không.
  • Chụp CT hoặc MRI: Các hạng mục xét nghiệm này giúp bác sĩ kiểm tra hình ảnh của não và vùng đầu bệnh nhân (bao gồm các xoang). Từ hình ảnh thu được đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Sau khi tiến hành thăm khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả thu được để xác định chính xác tình trạng viêm xoang mà người bệnh mắc phải. Từ những kết luận đó, bác sĩ cũng đưa ra một số giải pháp giúp bệnh nhân nhanh chóng trị khỏi tình trạng bệnh của mình.

Cách trị viêm xoang nhức đầu

Viêm xoang gây nhức đầu có thể áp dụng một số cách điều trị bệnh hiệu quả dưới đây:

Giảm triệu chứng bằng mẹo dân gian

Mẹo dân gian là cách giảm nhức đầu do viêm xoang tại nhà an toàn và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên cách này chỉ có tác dụng tức thời chứ không điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, người bệnh không nên phụ thuộc hoàn toàn mà cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

Dưới đây là một số mẹo giúp giảm triệu chứng viêm xoang đặc biệt là đau nhức đầu hiệu quả nhất.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý giúp các dịch nhầy chứa bụi bẩn, vi khuẩn trong mũi rửa trôi và đào thải ra bên ngoài. Từ đó niêm mạc mũi sẽ giảm tình trạng phù nề và viêm nhiễm. Xoang mũi thông thoáng khiến hít thở dễ dàng hơn và cơn đau đầu cũng thuyên giảm đáng kể.

Nước muối sinh lý giúp vệ sinh mũi và giảm đáng kể triệu chứng bệnh xoang
Nước muối sinh lý giúp vệ sinh mũi và giảm đáng kể triệu chứng bệnh xoang

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị nước muối sinh lý NaCl 0,9%, và vật dụng rửa mũi được sát khuẩn sạch sẽ.
  • Khi thực hiện rửa mũi, người bệnh cần nghiêng người 45 độ về phía bồn rửa để nước dễ dàng chảy từ mũi bên này sang mũi bên kia.
  • Sau đó dùng ống tiêm hút nước muối xịt từ từ vào một bên mũi. Chú ý khi thực hiện cần thở bằng miệng để tránh hít phải nước vào mũi gây sặc. Thực hiện bơm rửa liên tục cho đến khi nước mũi được đào thải hết ra bên ngoài.

Chườm nóng và chườm lạnh

Chườm nóng có tác dụng giảm áp lực đè nén lên xoang mũi, làm loãng dịch nhầy khiến chúng dễ dàng bị đào thải ra ngoài. Còn khi chườm lạnh giúp thuyên giảm tình trạng đau thắt mạch máu ở khu vực khoang mũi.

Cách thực hiện:

  • Dùng gạc ấm đắp lên vị trí mũi bị xoang trong vòng 3 phút sau đó thay thế gạc lạnh và tiếp tục đắp trong 30 giây.
  • Thực hiện đắp 5 – 6 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng khoảng 3 gạc ấm và 3 gạc mềm để đạt hiệu quả giảm triệu chứng xoang gây đau đầu tốt nhất.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm cũng được dân gian áp dụng thường xuyên để hỗ trợ đẩy lùi cơn đau đầu do viêm xoang. Khi tắm bằng nước ấm, hơi nước bốc lên sẽ làm ẩm niêm mạc mũi và hỗ trợ đẩy dịch mũi ra bên ngoài. 

Để đạt hiệu quả hơn người bệnh có thể đun các loại nước lá như lá sả, lá bưởi, lá chanh,… Các loại lá này ngoài giúp mũi dễ thở hơn còn khiến cơ thể được thư giãn và giảm nhanh triệu chứng đau đầu.

Xông hơi mũi

Xông hơi cũng là biện pháp có thể thực hiện hàng ngày để giảm triệu chứng viêm xoang nhức đầu. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà, sả, đinh hương cùng vài lát gừng đã rửa sạch.  Sau đó đem đun sôi cùng nước để xông mũi.
  • Người bệnh thực hiện xông đến khi nước nguội không còn bốc hơi là được. Mỗi ngày áp dụng mẹo này 1 lần, các triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng giảm dần, không còn gây khó chịu đau đầu nữa.

Kê cao đầu khi ngủ

Khi ngủ, nếu người bệnh gối đầu thấp hoặc nằm không đúng tư thế dịch xoang sẽ dễ dàng chảy ngược vào trong gây khó chịu. Vì vậy, kê cao đầu khi ngủ là cách giúp tránh tình trạng bị khó thở hay đau nhức đầu. Từ đó giấc ngủ được đảm bảo, người bệnh không bị suy nhược hay mệt mỏi do mất ngủ kéo dài.

Massage trị nhức đầu do viêm xoang

Massage có tác dụng giảm một số triệu chứng nghẹt mũi, chảy dịch mũi và đau nhức đầu hiệu quả. Cách thực hiện như sau: 

  • Nhúng khăn sạch vào nước ấm 40 độ C sau đó vắt khăn ráo bớt nước và đắp trực tiếp lên vùng mặt.
  • Thư giãn và dùng hai tay xoa nhẹ 2 bên thái dương cùng vùng cánh mũi. Kiên trì thực hiện massage mỗi ngày 1 – 2 lần để thấy hiệu quả.

Làm ẩm không khí

Ngoài các mẹo dân gian trên, làm ẩm không khí cũng là cách giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Vì khi không khí khô, không đủ độ ẩm khiến các xoang bị tắc nghẽn dẫn đến các triệu chứng khó chịu. Người bệnh có thể dùng máy phun sương mát, máy tạo ẩm  để làm ẩm không khí trong phòng, nhất là phòng ngủ vào ban đêm.

Chữa viêm xoang gây đau đầu bằng Tây y

Sau khi tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh. Từ đó chỉ định bệnh nhân sử dụng một số thuốc trị xoang sau:

  • Các thuốc giảm đau: Nhóm giảm đau thường dùng là naproxen, acetaminophen, ibuprofen,… Các loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn triệu chứng bệnh nhanh chóng, người bệnh có thể giảm triệu chứng ngay sau khi sử dụng.
  • Nhóm thuốc xịt corticoid: Loại thuốc này thường được chỉ định làm tiêu viêm, giảm đau, ứ đọng trong xoang mũi và giảm tình trạng đau nhức đầu. 
  • Các thuốc chống dị ứng: Thường được bác sĩ chỉ định sử dụng để cải thiện tình trạng viêm xoang mũi do các yếu tố dị ứng, nhất là dị ứng thời tiết. Những thuốc thường được chỉ định như maleat, clorpheniramin, hydroclorid,…
  • Thuốc chứa histamin: Loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn histamin tự do trong cơ thể, qua đó ngăn tiết ra chất này để phản ứng các dị nguyên. Các loại thuốc thường được sử dụng là cetirizine, fexofenadine và loratadine. 
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc Tây y trị bệnh
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc Tây y trị bệnh

Các loại thuốc được chỉ định điều trị viêm xoang nhức đầu thường có tác dụng giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc Tây y thường để lại tác dụng phụ cho cơ thể nếu lạm dụng hoặc dùng trong thời gian dài. Vì vậy, để bảo vệ các cơ quan trong cơ thể, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ định.

Trong trường hợp bị viêm xoang mãn tính gây đau đầu nặng, dùng thuốc không có tác dụng hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sinh hoạt người bệnh nên tiến hành điều trị ngoại khoa. Sau khi phẫu thuật, tình trạng xoang sẽ phục hồi nhanh chóng và ngăn biến chứng bệnh rất hiệu quả. Đặc biệt, hiện nay áp dụng phương pháp mổ nội khoa nên quá trình thực hiện nhanh chóng, người bệnh không bị tổn thương nhiều và cơ thể rất nhanh hồi phục.

Điều trị viêm xoang nhức đầu bài thuốc Đông y

Khi kiên trì và áp dụng đúng bài thuốc Đông y giúp thuyên giảm đáng kể tình trạng viêm, sưng đồng thời tái tạo lại niêm mạc bị tổn thương. Cách điều trị bệnh này được đánh giá mang lại hiệu quả dứt điểm, hạn chế tối đa tình trạng tái phát bệnh. 

Người bệnh bị viêm xoang nhức đầu có thể áp dụng bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Ké đầu ngựa, tân di mỗi loại 8g, 12g chỉ hương và 4g bạc hà.

Cách dùng: 

  • Đêm các nguyên liệu đã chuẩn bị sắc cùng 600ml nước cho đến khi thuốc sắc cạn còn 1 nửa thì tắt bếp.
  • Chia nước thuốc sắc được thành 3 lần uống trong ngày vào sáng, chiều và tối.
  • Kiên trì uống mỗi ngày 1 thang, sau 1 tháng các triệu chứng đau nhức đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi sẽ thuyên giảm đáng kể.

Bài thuốc 2: Kim ngân hoa, sinh địa, ké đầu ngựa mỗi loại 16g; hoàng cầm, đan bì, huyền sâm, mạch môn mỗi loại 12g kết hợp với trần bì 8g.

Cách thực hiện:

  • Cho các vị thuốc đã chuẩn bị sắc cùng 1 lít nước cho đến khi cạn còn ⅔ thì tắt bếp.
  • Dùng thuốc sắc chia thành 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn chính. Kiên trì áp dụng 1 – 2 tháng để đạt hiệu quả chữa viêm xoang nhức đầu tốt nhất.

Bài thuốc 3: Bài thuốc gia truyền 150 năm dòng họ Đỗ Minh Đường.

Thành phần: Kim ngân hoa, hạ khô thảo, sinh địa, thục địa, kim ngân cành, sài hồ, tơ hồng xanh, đương quy, cây giao và một số dược liệu khác. 

Công dụng: Sau khi thu hái, dược liệu sẽ được điều chế sẵn thành các chế phẩm viên hoàn, cao đặc và dung dịch xịt rất tiện dụng. Người bệnh kiên trì áp dụng bài thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ tình trạng viêm xoang sẽ được cải thiện từng ngày.

Bài thuốc Đỗ Minh Đường mang lại hiệu quả điều trị xoang nhanh chóng
Bài thuốc Đỗ Minh Đường mang lại hiệu quả điều trị xoang nhanh chóng
  • Từ 5 -10 ngày: Các triệu chứng như chảy nước mũi,  nghẹt mũi, sổ mũi giảm dần, đường thở thông thoáng hơn. 
  • Từ 10 – 20 ngày: Các dấu hiệu viêm giảm khoảng 70%, niêm mạc bị tổn thương cũng được phục hồi và tình trạng tắc nghẹt mũi cũng được cải thiện đáng kể.
  • Từ 20  – 30 ngày tiếp theo: Tình trạng viêm xoang cải thiện rõ, các triệu chứng bệnh không còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày nữa.

Có được tác dụng kể trên phải kể đến quá trình kết hợp nhuần nhuyễn các dược liệu quý theo nguyên tắc Quần – Thần – Tả – Sứ của YHCT, giúp duy trì hiệu quả điều trị bảo tồn dài lâu. Đặc biệt hơn, tất cả dược liệu sử dụng trong bài thuốc đều được thu hái tại 3 vườn dược liệu chuẩn sạch của nhà thuốc Đỗ Minh Đường tại Hòa Bình – Hưng Yên – Gia Lâm (Hà Nội). Nhờ thế, nhà thuốc luôn CAM KẾT nói không với rác thuốc, tân dược bẩn, đảm bảo mang lại bài thuốc an toàn cho mọi người bệnh, kể cả phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Đồng thời, dạng thức thuốc được cải tiến hiện đại, mới mẻ cũng khiến bài thuốc nam gia truyền này “được lòng” rất nhiều người bệnh viêm xoang trên cả nước.

Một trong những minh chứng khách quan nhất là trường hợp chị Phạm Thị Minh Châu (28 tuổi, Hà Nội) – bệnh nhân điều trị viêm xoang tại nhà thuốc khi mang thai tháng thứ 4. Chị cho hay:

“Sau hơn 2 tháng điều trị, đi khám lại được BS chẩn đoán tình trạng viêm xoang sàng của mình giảm 80%. Các triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi không còn nữa. Trộm vía là trong thời gian dùng thuốc mình không gặp bất cứ kích ứng nào, cũng không phải vất vả đun sắc cầu kỳ.Thai nhi còn phát triển tốt, mẹ thì khỏe mạnh”.

[LẮNG NGHE]: Mẹ bầu Minh Châu phản hồi hiệu quả bài thuốc viêm xoang Đỗ Minh Đường

Vì duy trì hiệu quả chữa bệnh bảo tồn theo nguyên tắc “Biện trị luận chứng” của YHCT mà liệu trình thuốc sẽ hoàn toàn khác nhau với cơ địa của mỗi người. Để được tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất cho bản thân, bạn đọc chỉ cần liên hệ ngay đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường theo chỉ dẫn sau:

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh
  • Hotline: 0984 650 816/ 0932 088 186 

Lưu ý khi điều trị viêm xoang nhức đầu

Ngoài áp dụng các cách điều trị bệnh, để hỗ trợ trị khỏi chứng viêm xoang nhức đầu, người bệnh cần chú ý: 

  • Thực hiện vệ sinh các bộ phận tai – mũi – họng sạch sẽ. Tốt nhất nên dùng nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn, virus và các loại nấm gây viêm xoang.
  • Chú ý đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, đặc biệt khi đến nơi công cộng hay nơi ô nhiễm, chứa nhiều bụi bẩn, khói thuốc.
  • cần giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh và không nên nằm điều hoà quá lâu hay bật điều hòa quá thấp.
  • Người bệnh nên bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho người bị viêm xoang như thực phẩm chứa vitamin, kẽm hay protein.Bên cạnh đó cần tránh xa các loại đồ ăn khiến bệnh nặng hơn như: đồ dầu mỡ, cay nóng, đồ lạnh,..
  • Người bệnh cần tập luyện thể dục 30 phút mỗi ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, chạy bộ, đi bộ, bài dưỡng sinh,… để giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
  • Người bệnh cần chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc kiểm tra ngay khi cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.

Viêm xoang nhức đầu là một trong các hiện tượng thường gặp khi mắc bệnh các xoang. Khi đó người bệnh cần phát hiện sớm và áp dụng đúng cách mới có thể nhanh chóng điều trị khỏi bệnh.

Viêm xoang, Viêm mũi Đỗ Minh
Giải pháp số 1 cho người bệnh
  • Bí quyết gia truyền 3 thế kỷ
  • 100% thảo dược sạch hữu cơ
  • Điều trị tận gốc, hiệu quả vượt bậc
  • Thăm khám, tư vấn MIỄN PHÍ
0984 650 816 0932 088 186
“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.
Nghẹt mũi, đau nhức hốc mũi, ho dai dẳng sau test covid: Nỗi ám ảnh của người bệnh tai mũi họng

Nội dung chínhViêm xoang nhức đầu là gì?Dấu hiệu nhận biết tình trạng đau đầu vì viêm xoangTại sao viêm xoang gây nhức đầu?Chẩn đoán bệnh viêm xoang gây nhức đầuCách trị viêm xoang nhức...

Giãn cách mùa dịch: Thời gian VÀNG giúp tôi kiên trì dùng thuốc, chữa khỏi viêm xoang

Nội dung chínhViêm xoang nhức đầu là gì?Dấu hiệu nhận biết tình trạng đau đầu vì viêm xoangTại sao viêm xoang gây nhức đầu?Chẩn đoán bệnh viêm xoang gây nhức đầuCách trị viêm xoang nhức...

Viêm xoang hành hạ tới bến làm em phải tới ăn vạ nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Viêm xoang tái phát do “sốc nhiệt” – Kinh nghiệm chữa tưởng khó mà cực đơn giản của mẹ bỉm miền Nam

Nội dung chínhViêm xoang nhức đầu là gì?Dấu hiệu nhận biết tình trạng đau đầu vì viêm xoangTại sao viêm xoang gây nhức đầu?Chẩn đoán bệnh viêm xoang gây nhức đầuCách trị viêm xoang nhức...

Viêm xoang nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân
Viêm Xoang Nặng Có Chữa Được Không? Nên Điều Trị Bằng Cách Nào?

Nội dung chínhViêm xoang nhức đầu là gì?Dấu hiệu nhận biết tình trạng đau đầu vì viêm xoangTại sao viêm xoang gây nhức đầu?Chẩn đoán bệnh viêm xoang gây nhức đầuCách trị viêm xoang nhức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?